Đặc tính kỹ thuật của kính cường lực làkhông thể Cắt – Mài – Khoan sau khi đã được cường lực .Nên tất cả các sản phẩm bắt buộc phải hoàn thành trước khi đưa vào công đoạn cuối cùng mang đi cho tôi.
Quy trình gia công tại nhà máy Kính Thăng Long gồm 5 bước
Từng bước trong quy trình gia công kính cường lực tại nhà máy đều được kiểm tra nghiêm ngặt để loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng và không đạt tiêu chuẩn ngay từ đầu.
Bước 1. Cắt kính
Tấm kính nguyên khổ sẽ được đưa lên line tự động để cắt theo kích thước của lệnh sản xuất. Khi cắt kính có thể sử dụng bàn cắt kính tự động để kính khi cắt ra nhiều kích thước khác nhau. Tấm kính sau khi được cắt xong được chuyển đến công đoạn mài trên dàn line chung chuyển tự động, nhằm tránh hiện tượng xước, sò mẻ.
Bước 2. Mài kính
Để loại bỏ độ sắc của cạnh kính, các tấm kính sau khi cắt xong sẽ được đưa qua bước mài cạnh kính. Có thể sử dụng máy mài đơn cạnh, song cạnh, máy mài vát, hoặc máy mài trục khuỷu... Mỗi loại mài cho ra những kiểu cạnh khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng
Bước 3. Khoan kính
Sau khi qua công đoạn mài kính sẽ được bàn giao cho công đoạn khoan khoét. Tại công đoạn này kính sẽ được những thợ có tay nghề cao kiểm tra và khoan khoét theo bản vẽ. Tất cả được thực hiện trên hệ thống máy móc hiện đại với độ chính xác cao để cho ra những sản phẩm hoàn thiện nhất trước khi chuyển sang công đoạn cường lực.
Kính khoan khoét đều phải tuân thủ theo TCVN về tỉ lệ, khoảng cách của lỗ khoan, khoét với từng độ dày kính.
Bước 4. Rửa kính - Sấy khô và kiểm tra
Tấm kính sau khi gia công sẽ được rửa sạch với áp suất cao để loại bỏ toàn bộ mạt kính. Sau đó sấy khô giúp loại bỏ triệt để các khuyết tật tại bề mặt kính sau khi tôi. Đây là bước rất quan trọng bởi vì sau khi đưa vào gia nhiệt trở thành kính cường lực thì không thể gia công được nữa.
Bước 5. Công đoạn tôi kính
Sau khi được gia công hoàn thiện, kính được bàn giao cho công đoạn Cường lực. Quá trình này bao gồm in nhãn hiệu nhà máy Thăng Long Glass bằng loại sơn chịu nhiệt lên tấm kính và kiểm tra thông số kỹ thuật. Sau đó tấm kính sẽ được đưa vào gia nhiệt đến một nhiệt độ xác định.
Với mỗi độ dầy khác nhau thì thời gian cũng như nhiệt độ tôi sẽ khác nhau, nên mỗi mẻ tôi là những lô kính có cùng độ dày.
Sau khi tôi cường lực xong sẽ được làm nguội nhanh bằng luồng khí lạnh thổi lên bề mặt tấm kính một cách đồng đều và chính xác, công đọan này để làm tăng ứng suất bề mặt kính.
Sau công đoạn tôi cường lực nhà máy sẽ lấy 1 tấm kính thành phẩm kiểm tra các thông số cơ bản về độ bền va đập, số lượng mảnh vỡ và ứng suất bề mặt không nhỏ hơn 69 Mpa để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm.