Kính cản nhiệt Low-E
Kính cản nhiệt Low-e hay còn gọi là kính Low-e là một trong những sản phẩm chất lượng cao của ngành kính xây dựng, kính được sử dụng làm mặt dựng kính, làm cửa nhôm kính, làm mái kính… với đặc điểm phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng.
Kính cản nhiệt Low-E là gì?
Kính cản nhiệt Low-E (viết tắt của Low Energy) là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt. Chất này giúp kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm. Nó làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng. Điều này khẳng định tính năng ưu việt của sản phẩm. Giúp cho căn phòng ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Ngoài ra còn tiết kiệm tối đa chi phí cho công viêc giữ nhiệt trong phòng mà vẫn giữ được độ sáng và nét thẩm mỹ tối đa.
Ngoài ra, Kính Low-E có thể gia tăng tính năng của mình bằng cách ghép dán thành kính dán an toàn, tôi cường lực hay ghép hộp.
Nhận thức được xu hướng, cũng như nhu cầu của các công trình hiện đại, Kính an toàn Thăng Long đã đầu tư máy móc thiết bị để cho ra những sản phấm kính Low-E đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Tên gọi khác của kính cản nhiệt Low-E
Kính cản nhiệt Low-E hay còn có tên khác là kính bức xạ thấp, kính cản nhiệt. Đây là sản phẩm dạng màng, được chế tạo bằng cách mạ nhiều tầng kim loại hoặc vật liệu hỗn hợp lên bề mặt kính. Đặc tính của lớp màng mạ này là có khả năng cho xuyên cao đối với loại ánh sáng nhìn thấy và có khả năng phản xạ cao đối với tia hồng ngoại trung và xa. Đây chính là ưu điểm rõ nét nhất khi so sánh loại kính này với loại kính thông thường và các loại kính mạ xây dựng truyền thống khác.
Công dụng của kính cản nhiệt Low-E
– Kính low e ngăn chặn và làm giảm sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong hay tư trong ra ngoài, giúp cho căn phòng của bạn luôn ổn định mức độ nhiệt theo yêu cầu. Kính cản nhiệt Low-E có thể giảm 50% lượng nhiệt ánh sáng khi đi qua kính.
– Kính phủ cứng Low-E và Kính phủ mền Low-E được dùng cho những nơi có nhiệt độ lạnh. Có thể là kính đơn Low-E hoặc là kính hộp Low-E.
Các loại kính cản nhiệt Low-E
Kính phủ cứng Low-E:
Phủ cứng là phương pháp phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt chọn lọc, có tính năng kiểm soát nhiệt tốt, với công nghệ kỹ thuật nhiệt luyện (phủ cứng). Quá trình nhiệt kính đến điểm kính nóng chảy hoặc trong quá trình sản xuất. Người ta phủ lên bề mặt lỏng kính hợp chất kiểm soát nhiệt. Thành phẩm kính cản nhiệt Low-E phủ cứng là một lớp nguyên tấm.
– Mức độ phản chiếu ánh sáng vừa phải
– Đạt độ thấu quang tối đa
– Thích hợp mọi sử dụng và thiết kế kiến trúc
– Giá vừa phải phù hợp cho mọi sự lựa chọn
– Mặt phủ cứng bền vĩnh viễn, có thể gia công tôi uốn dễ dàng
– Màu sắc, chủng loại đa dạng và phong phú
– Sử dụng kính đơn làm kính mờ ở các mặt dựng.
Kính phủ mềm Low-E
Phủ mềm là phương pháp phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt chọn lọc, có tính năng kiểm soát nhiệt tốt, với công nghệ kỹ thuật điện giải trong chân không (phủ mềm). Là quá trình gia công kính người ta phủ lên bề mặt kính hợp chất kiểm soát nhiệt, thành phẩm kính cản nhiệt Low-E phủ mềm là hai hay nhiều lớp.
Tính năng và công dụng của kính phủ mềm Low-E
– Mức độ phản chiếu ánh sáng cao
– Thích hợp mọi sử dụng và thiết kế kiến trúc
– Giá vừa phải phù hợp cho mọi sự lựa chọn
– Mặt phủ mềm dễ bị trầy, sước, không thể gia công tôi uốn
– Màu sắc, chủng loại đa dạng và phong phú (thường màu đậm)
– Sử dụng kính đơn làm kính mờ ở các mặt dựng với lớp phủ quay vào trong
– Hiệu năng tốt
– Tính năng cách nhiệt: Làm giảm Tỷ lệ nhiệt xuyên qua tấm kính (W/m2.K). Tỷ lệ nhiệt xuyên qua chính là lượng nhiệt di chuyển qua kính từ vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp. Tỷ lệ này càng nhỏ thì tính năng cách nhiệt càng cao.
– Tính năng chặn nhiệt: Làm giảm Tỷ lệ thẩm thấu nhiệt qua kính vào trong phòng (%). Tỷ lệ này càng nhỏ thì tính năng ngăn chặn nhiệt càng cao.
Ưu điểm của kính cản nhiệt Low-E
Kính là loại vật liệu xây dựng quan trọng. Cùng với nhu cầu trang trí các công trình kiến trúc ngày một nâng cao thì việc sử dụng kính trong các công trình kiến trúc cũng không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, ngày nay khi mọi người lựa chọn cửa kính cho căn nhà của mình thì ngoài việc phải xét đến yếu tố đặc trưng bên ngoài và mỹ quan ra thì bạn cũng không thể không quan tâm tới một số vấn đề khác của kính. Kính cản nhiệt Low-E đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên:
Khả năng khống chế nhiệt lượng, giúp giảm giá thành làm lạnh đặc biệt khi sử dụng kết hợp cho kính hộp. Lớp phủ Low-E phản xạ nhiệt trở lại nguồn của nó sẽ giúp ngôi nhà của bạn mát hơn vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông.
Khả năng làm cân bằng ánh sáng mặt trời chiếu vào trong nhà. Điều này sẽ bảo vệ sức khỏe đôi mắt của chúng ta tốt hơn.
Không gây chói mắt khi nhìn từ ngoài vào như kính phản quang nên hiệu quả thẩm mỹ cao
Nó giúp bảo vệ chống lại tia UV sự phai màu đồ nội thất.
Đây chính là những điều khiến cho loại kính mạ Low–E – một loại kính sang trọng mới trong “dòng họ” kính xây dựng được dịp thi thố tài năng và trở thành tiêu điểm quan tâm của mọi người.
Công nghệ sản xuất kính cản nhiệt Low-E
a. Phương pháp trầm tích giải nhiệt trong dây truyền nhiệt độ cao
Kính Low–E được sản xuất bằng phương pháp trầm tích giải nhiệt trong dây truyền nhiệt độ cao. Đây là sản phẩm mới của một số Công ty sản xuất kính nổi tiếng của Mỹ. Như sản phẩm kính Surgate200 của Công ty PPG. Sản phẩm Sunglas H.R”P” của Công ty Ford…
Những sản phẩm này được hoàn thành trong công nghệ làm nguội kính theo phương pháp nổi. Cùng với quá trình nguội đi của kính thì lớp màng mạ kim loại cũng dần trở thành một bộ phận của kính. Do đó lớp màng mạ này rất cứng và bền lâu. Phương pháp sản xuất kính cản nhiệt Low-E này có rất nhiều ưu điểm.
b. Phương pháp phun thổi chân không độc lập
Sản xuất kính cản nhiệt Low-E bằng phương pháp thổi chân không độc lập là kỹ thuật phun mạ màng khống chế từ chân không đang rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Những Công ty dùng phương pháp bắn mạ để sản xuất ra sản phẩm kính cản nhiệt Low-E có: Công ty Intepei tại Bắc Mỹ với sản phẩm “LnplusNetetralR”. Công ty PPG với sản phẩm Sungatel00, Công ty Ford với sản phẩm SunglasHRS v.v…
c. Điểm khác biệt giữa 2 phương pháp
Điểm khác biệt của phương pháp này so với phương pháp trầm tích giải nhiệt nhiệt độ cao ở chỗ phương pháp này độc lập (tách khỏi dây truyền).
Công nghệ bắn mạ: Kính cản nhiệt Low-E được sản xuất bằng công nghệ bắn mạ thì lớp màng mạ được cấu thành bởi 5 lớp mỏng, trong đó tầng chức năng là tầng mạ bạc, nằm ở tầng niữa, lớp màng thứ nhất tiếp xúc với bề mặt kính là lớp màng oxit kim loại. Tác dụng của lớp màng này là làm giảm tỷ lệ phản xạ và làm tăng tỷ lệ xuyên ánh sáng của bạc đồng thời sinh ra màu sắc phản xạ. Lớp mạ thứ 2, thứ 4 là lớp kim loại chống oxi hoá, hai lớp này ở hai bên mặt của lớp bạc có tác dụng cách li và bảo vệ lớp bạc. Lớp màng thứ 5 là lớp oxit kim loại ở ngoài cùng, lớp này có tác dụng bảo vệ và tăng cường tỷ lệ thẩm thấu ánh sáng.
Phương pháp phun mạ: Do có nhiều loại kim loại để lựa chọn và có nhiều vật liệu kim loại để tổ hợp. Vì vậy, kính cản nhiệt Low-E được sản xuất bằng phương pháp phun mạ sẽ có nhiều kiểu sắp xếp khác nhau. Về phương diện độ thuần khiết và màu sắc phương pháp phun mạ cũng có những ưu điểm hơn so với phương pháp thổi mạ nóng. Hơn nữa đây là phương pháp độc lập (tách khỏi dây truyền) nên sẽ có độ linh hoạt hơn trong việc tạo ra các sản phẩm mới. Ưu điểm quan trọng nhất là giá trị “u” của kính cản nhiệt Low-E được sản xuất theo phương pháp này vượt trội hơn hẳn giá trị “u” của sản phẩm được sản xuất theo phương pháp giải nhiệt nóng.
Các sản phẩm kính cản nhiệt Low-E chính
a. Kính cản nhiệt Low-E có độ xuyên thấu cao
1) Loại kính này có tỷ lệ xuyên ánh sáng nhìn thấy tương đối cao. Ánh sáng sau kính tự nhiên, hiệu quả xuyên thấu tốt. Chúng có tác dụng hữu hiệu trong việc tránh những nguy hại do việc “ô nhiễm ánh sáng” gây ra.
2) Có tỷ lệ xuyên thấu của ánh sáng mặt trời tương đối cao. Về mùa đông, bức xạ mặt trời sẽ xuyên qua kính vào làm tăng nhiệt năng cho căn nhà.
3) Có tỷ lệ phản xạ rất tốt đối với tia hồng ngoại trung và xa. Có tính năng cách nhiệt cực tốt, giá trị U (hệ số truyền nhiệt) thấp.
Phạm vi ứng dụng: Những khu vực có thời tiết lạnh giá. Chế tạo ra loại kính không trung (lớp màng ở mặt thứ 3). Hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong sử dụng rất tốt.
b. Kính cản nhiệt Low-E kiểu che nắng
1) Đây là loại kính có tỷ lệ ánh sáng xuyên qua vừa phải và hệ số che nắng thấp. Loại này có tính che chắn nhất định đối với ánh sáng mặt trời tại những nơi có cường độ ánh sáng mạnh.
2) Có tỷ lệ xuyên qua của năng lượng mặt trời tương đối thấp. Nó có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn tia bức xạ nóng của mặt trời vào trong nhà.
3) Có tỷ lệ phản xạ rất tốt đối với tia hồng ngoại trung và xa. Hạn chế lượng tia bức xạ nhiệt lần hai từ bên ngoài vào trong nhà.
Ứng dụng kính cản nhiệt Low-E
Phạm vi sử dụng: những khu vực có nhiệt độ cao như khu vực nhiệt đới, cận xích đạo hoặc xích đạo.
Loại kính có tính năng trang trí này sẽ có tác dụng nhất định trong việc che chắn bên ngoài. Chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi cho mọi công trình xây dựng. Xét về khía cạnh tiết kiệm năng lượng thì loại kính che chắn này không kém hơn so với loại có độ xuyên thấu cao. Nếu được chế thành kính không trung thì hiệu quả tiết kiệm năng lượng sẽ rất rõ rệt.
Các loại phản xạ màu sắc và tỷ lệ cho xuyên qua vừa phải mà loại kính cản nhiệt Low-E kiểu che nắng có được khiến cho loại kính này có được hiệu quả trang trí và hiệu quả che chắn các tia ngoài trời phong phú hơn. Chính vì đặc điểm này mà loại kính này được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều nơi, đồng thời cũng được các nhà thiết kế xây dựng ưa chuộng.
Anh/chị cần tư vấn các sản phẩm kính cản nhiệt, kính chống nóng vui lòng gọi Hotline Kính Thăng Long luôn sẵn sàng tư vấn tốt nhất về sản phẩm kính cho công trình của mình. Cám ơn anh/chị đã ghé thăm. Chúc anh/chị tìm được sản phẩm kính cản nhiệt ưng ý cho công trình của mình!